Quá nguồn thông tin thu thập được của công ty máy ép nước mía Việt Thống, cây mía - loại cây trồng liên quan mật thiết tới người nông dân, người kinh doanh nước mía và ngành mía đường, đóng vai trò chủ đạo trong việc làm ăn của người bán hàng và là nguồn sống của bà con nông dân. Nếu nắm rõ được quy trình trồng mía đúng kỹ thuật, bà con có thể áp dụng trong thực tế để phát triển cây trồng tốt hơn.
Vụ mía ở mỗi vùng thường diễn ra tùy thuộc vào điều kiện thời tiết trong vùng mà vụ mía được phân bố đồng đều vào các tháng trong năm, thay phiên nhau từ bắc vào nam mà mùa vụ được bà con tiến hành trồng mía để cây trồng phát triển tốt, cho năng suất cao.
Đồng ruộng phải được bố trí đúng để tạo ra sự thận lợi cho mùa vụ, dễ trồng, chăm bón và thu hoạch về sau.
1. Thiết kế đồng ruộng
- Phải thiết kế đồng ruộng thuận lợi cho việc trồng trọt,
chăm sóc và thu hoạch sau này.
- Ở vùng đất trũng, úng phèn cần lên liếp trước khi trồng, mặt
liếp phẳng, rộng 5 - 8 m, cao hơn mức nước lớn nhất trong năm 30 - 50 cm, có hệ
thống kênh, mương thoát nước và hệ thống đê bao ngăn lũ.
- Ở vùng đất đồi, đất dốc thì nên thiết kế lô ruộng theo kiểu
bậc thang, hàng mía phải được trồng theo chiều vuông góc với hướng dốc chính.
- Ở vùng nguyên liệu mía tập trung phải có đường cho xe cơ
giới ra vào vận chuyển vật tư, phân bón, mía giống và mía nguyên liệu; có hệ thống
tưới tiêu nước phù hợp, cũng như vành đai cây chắn gió.
2, Chuẩn bị đất trồng
2.1 Yêu cầu kỹ thuật
Đất trồng mía phải sạch cỏ dại, cày sâu 25 - 30 cm, đảm bảo
tơi xốp và không bị lỏi. Độ sâu rạch hàng > 25 cm.
2.2 Kỹ thuật làm đất
- Đối với vùng đất cao:
+ Đối với đất mới khai hoang, trước khi làm đất cần dọn sạch
gốc cây, đá tảng. Tiến hành cày từ 3 – 4 lần. Đầu tiên dùng cày phá lâm (cày trụ
hoặc cày 3 chảo) cày sâu từ 30 – 35 cm để dọn hết gốc, rễ cây còn sót lại. Sau
đó tiến hành cày lần 2, 3, sau mỗi lần cày là 1 lần bừa (lần cày bừa sau vuông
góc với lần cày bừa trước).
+ Đối với đất cày phá gốc, tiến hành cày 2 - 3 lần. Lần cày
đầu tiên phải cày vuông góc với hàng mía cũ, có độ sâu 25 – 30 cm, sau đó phơi ải
ít nhất 3 – 4 tuần để cho gốc mía cũ khô chết hoàn toàn, rồi tiến hành cày lần
2, lần3. Sau mỗi lần cày là 1 lần bừa (lần cày bừa sau vuông góc với lần cày bừa
trước). Nếu có điều kiện, nên áp dụng cày ngầm thay thế cho lần cày thứ 2 để
phá vỡ tầng đế cày, tăng độ sâu tầng canh tác đến 35 – 40 cm.
+ Sau khi cày, bừa xong, tiến hành rạch hàng, khoảng cách
hàng tùy thuộc vào đặc điểm giống, điều kiện đất đai và canh tác cũng như trình
độ cơ giới hóa, thông thường hàng cách hàng từ 0,8 – 1,2 m.
- Đối với vùng đất thấp có lên liếp:
+ Nếu làm đất bằng cơ giới thì kỹ thuật làm đất tương tự như
vùng đất cao. Rạch hàng dọc theo liếp.
+ Nếu làm đất bằng thủ công: Tiến hành dọn vệ sinh đồng ruộng,
sau đó đào rãnh (hộc), sâu 25 – 30 cm, rộng 25 – 30 cm. Khoảng cách giữa 2 rãnh
từ 1 – 1,2 m.
2.3 Chuẩn bị giống
3. Yêu cầu kỹ thuật
- Giống mía sử dụng trong sản xuất phải là những giống có
trong Danh mục được phép sản xuất kinh doanh. Tham khảo thêm thông tin chi tiết
về các giống mía đã được nghiên cứu, kết luận tại địa chỉ:
- Mía giống phải được lấy từ các ruộng giống đảm bảo
các yêu cầu sau:
+ Tuổi mía: 6 – 8 tháng tuổi.
+ Loại mía: mía tơ hoặc mía gốc I.
+ Độ thuần: trên 98%.
+ Độ khỏe: Mía sinh trưởng tốt, không bị vống lốp hoặc cằn cỗi,
dưới 10% cây bị chồi nách, dưới 10% cây bị đổ ngã, lá mía có màu xanh đặc
trưng. Chỉ lấy giống ở những ruộng không bị bệnh than, thối đỏ; không có triệu
chứng bệnh khảm, bệnh trắng lá, bệnh chồi cỏ, bệnh vàng lá, bệnh đâm chồi ngọn
và bệnh cằn gốc; bệnh rỉ sắt từ cấp 1 – 3 (lá dương 3 không có triệu chứng bệnh).
- Hom mía giống phải đạt các yêu cầu sau:
+ Có 2 – 3 mắt mầm tốt (mầm phía ngọn có đầy đủ bộ phận, có sắc tố đặc trưng; mầm
phía gốc có vẩy mầm chưa hóa gỗ; mắt mầm không bị khô hoặc xây xát, dập nát), tỷ
lệ rễ khí sinh dưới 10% số điểm rễ.
+ Không bị nhiễm sâu bệnh, không bị cong queo.
+ Có đường kính đạt trên 80% đường kính thân đặc trưng của
giống và độ dài lóng không dài hoặc ngắn hơn quá 20% độ dài đặc trưng của giống.
Riêng đối với bầu hom và cây con giống nuôi cấy mô thì tuân
thủ theo quy trình kỹ thuật của cơ sở cung cấp giống.
4. Kỹ thuật thu hoạch, vận chuyển và bảo quản hom giống
- Cách thu hoạch mía giống: Dùng dao chặt nguyên cây, giữ
nguyên bẹ lá trên thân mía, bó thành bó dưới 15 kg và buộc lại thật chặt.
- Vận chuyển và bảo quản mía giống: Mía giống cần được vận
chuyển nhanh đến nơi trồng, tránh làm lẫn giống, bốc xếp giống nhẹ nhàng, hom
giống phải được che mát và bảo đảm thông thoáng.
- Cách ra hom: Nên ra hom ngay sau khi chặt cây giống và trồng
càng sớm càng tốt, không nên để hom giống quá 7 ngày kể từ sau khi chặt. Lột bỏ
bẹ lá, sau đó dùng dao sắc chặt dứt điểm, không làm dập nứt thân và mầm. Chỉ
ngâm ủ hom giống trong các trường hợp: giống có đặc tính mọc mầm chậm và kém hoặc
tranh thủ mùa vụ. Nếu có điều kiện, nên xử lý hom giống trước khi trồng bằng
cách ngâm trong nước lạnh khoảng vòng 24 giờ, sau đó xử lý bằng nước nóng 52oC
trong 30 phút.
XEM THÊM >> Lựa chọn xe nước mía cho công việc
XEM THÊM >> Lựa chọn xe nước mía cho công việc
5. Mật độ trồng và kỹ thuật đặt hom
- Lượng hom giống: 30.000 – 40.000 hom/ha (tương đương 8 –
10 tấn/ha tùy theo giống).
- Tùy theo mật độ trồng mà đặt hom xuống đáy rãnh theo một
trong các kiểu: nối tiếp nhau, nanh sấu (hai hàng thẳng so le) hay hàng đôi
(hai hàng song song nối tiếp nhau). Mật độ trồng phụ thuộc vào đặc điểm giống,
điều kiện đất đai và canh tác, thông thường đặt hom theo kiểu nối tiếp 3 – 5
hom/m đối với hom giống đạt tiêu chuẩn.
- Đặt hom bằng và thẳng hàng, cho mắt mầm hướng về hai bên,
phần gốc (hoặc ngọn) hom nọ nối tiếp phần ngọn (hoặc gốc) hom kia, ấn chặt hom
vào đất. Hai đầu của hàng mía nên đặt hom đôi ngược chiều.
6. Lấp đất
Đặt hom đến đâu lấp đất ngay đến đó. Lấy đất bột từ 2 bên
rãnh phủ đều lên hom, đất ẩm lấp mỏng 3 – 5 cm, đất khô lấp dày hơn.
Trên đây là thông tin do công ty xe nuoc mia Việt Thống lấy nguồn từ viện nghiên cứu mía đường, hy vọng sẽ giúp ích được bà con nông dân trong quá trình phát triển cây trồng phù hợp.