Nhưng nguy hại khi không thường xuyên vệ sinh máy ép mía

Bất cứ một loại máy móc nào cũng cần phải thường xuyên vệ sinh, chùi rửa sạch sẽ nếu muốn duy trì tuổi thọ lâu bền. Máy ép mía còn là loại máy sử dụng trong việc chế biến nước uống giải khát ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng nên việc làm sạch máy sau khi sử dụng là điều cần thiết.
Nếu những người bán nước mía không thường xuyên làm vệ sinh máy thì sẽ gây ra những tác hại khôn lường:
Bã mía lâu ngày không được dọn sạch sẽ đóng cặn lại trong máy, rơi vào các bộ phận điện tử trong máy, bánh răng cưa làm kẹt máy, giảm tuổi thọ của máy, máy mau chóng xuống cấp phải tốn kém thêm tiền sửa chữa hoặc mua máy mới thiệt hại về kinh tế cho người kinh doanh.
Vụn mía, bã mía, nước mía không được rửa sạch sẽ đóng cặn khô lại thu hút nhiều ruồi muỗi, vi trùng vi khuẩn gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm, làm hại đến sức khỏe của người tiêu dùng. Nếu máy nước mía không sạch sẽ làm đau bụng người dùng thì khách hàng sẽ không có nhu cầu quay lại quán lần sau, hộ kinh doanh sẽ bị mất khách hàng.




Cách vệ sinh máy ép mía đúng cách
Để duy trì tuổi thọ máy ép người sử dụng cũng cần biết cách vệ sinh máy ép mía đúng quy cách như sau:
Tắt máy hoàn toàn, ngắt nguồn ra khỏi máy để tránh trường hợp chập điện khi vệ sinh máy, hoặc máy vì lý do nào khởi động lại sẽ làm bị thương người làm vệ sinh cho máy.
Dùng khăn ẩm sạch lau rửa bên ngoài máy làm sạch cả mặt trước và mặt sau của máy, nếu máy có thùng xe đẩy thì phải lau sạch cả thùng xe.
Cẩn thận gỡ phần tấm kính trên phần che rulo, dùng vòi nước xịt mạnh vào phần rulo để làm các vụn mía trôi đi hết đồng thời tẩy hết các vết bẩn còn xót lại.
Sau khi rửa rulo, hãy tháo tấm lưới lọc ở dưới ra và rửa sạch. Có thể sử dụng thêm nước rửa bát và cọ rửa để cọ sạch các mảng bám ở lưới lọc đảm bảo vệ sinh hơn.

Featured Post

Nguyên tắc mua máy ép mía 1 lần cho kinh doanh hiệu quả

Kinh doanh nước mía ngày hè với số vốn đầu tư ban đầu nhỏ, chi phí không cao mang lại nguồn lợi nhuận khá lớn cho các hộ và cửa hàng nước gi...